Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO 4-5 TUỔI B6 TRƯỜNG MẦM NON PHÚC HÒA

HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO 4-5 TUỔI B6 TRƯỜNG MẦM NON PHÚC HÒA

Tổ chức hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện. Vd: thông qua hoạt động lao động nhổ cỏ vườn cây” đòi hỏi trẻ phải hoạt động bằng tay, di chuyển bằn chân như vậy các quá trình trong cơ thể phải hoạt động theo sự lao động của trẻ. Mặc khác góp phần hình thành những phẩm chất như: lòng yêu lao động, quý trọng người lao động... từ đó hình thành ở trẻ tính mục đích, kiên trì …giúp trẻ nắm được một số kỹ năng lao động đơn giản hình thành các quan hệ tập thể trong lao động.

 Giáo dục lao động là một phần quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động: yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện.

Trong buổi lao động chăm sóc cây, trẻ biết tự phân công cho mình một công việc cụ thể và cố gắng hoàn thành nó, trong một số công việc thì đòi hỏi tập thể ở các trẻ cùng nhau làm trẻ thì lau lá, trẻ thì nhặt lá vàng, trẻ khác lại chăm sóc tưới nước…Giờ lao động sắp xếp đồ dùng đồ chơi trẻ biiets thực hiện nhiệm vụ theo phân công như: trẻ thì lau, trẻ thì chuyển đồ chơi cho bạn sắp xếp lại…thông qua hoạt động lao động giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ giữa các hiện tượng trong thiên nhiên, có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên tổ chức lồng ghép hoạt động lao động cho trẻ vào các giờ hoạt động ngoài trời, giờ chơi…

Khi ở trường, trong gia đình và môi trường xã hội, trẻ được tiếp xúc với lao động của người lớn và những kết quả do lao động mà có. Lúc đầu, trẻ mới chú ý đến bản thân hành động lao động, các thao tác lao động, việc sử dụng các công cụ lao động, sự vận động của các cơ chế máy móc hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Đó chỉ là những yếu tố bên ngoài của lao động, về sau, do sự tích luỹ kinh nghiệm bản thân và sự giải thích của cô giáo, trẻ dần dần hiểu biết được lao động của người lớn, ý nghĩa xã hội và lợi ích của lao động. Từ những hiểu biết đó hình thành ở trẻ lòng tôn trọng đối với lao động của người lớn và thái độ giữ gìn kết quả của lao động. Đó là những nhân tố sơ đẳng, ban đầu về lao động mà trẻ cần hiểu biết.

Trong quá trình dạy các kĩ năng lao động, tôi đã hình thành ở trẻ nguyện vọng tự thực hiện các thao tác vừa sức trẻ, chỉ cần đến sự giúp đỡ khi thật cần thiết. Cần hình thành cho trẻ niềm tin vào sức mình, niềm vui đối với kết quả lao động, động viên mọi ý định thể hiện tính độc lập của trẻ. Lao động phải mang đến niềm vui cho trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu lao động.Trường mẫu giáo còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ kĩ năng lao động trong tập thể. Việc lao động trong tập thể (nhóm) hình thành ở trẻ khái niệm về tinh thần trách nhiệm chung đối với công việc được giao, kĩ năng lao động phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động.

Trong thời đại hiên nay, việc dạy con biết lao động và quý trọng thành quả lao động là việc rất quan trọng. Giáo dục con giá trị của lao động giúp con có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dạy cho trẻ biết lao động, biết yêu thương, chúng sẽ học được cách làm chủ cuộc đời với đôi bàn tay của chính mình, chúng sẽ nhận ra rằng nỗ lực của chúng chính là sự cống hiến cho những điều còn lớn lao hơn thế trong tương lai. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động lao động cho trẻ ở trường mầm non, tôi đã thường xuyên tổ chức hoạt động lao động cho trẻ tại lớp mình. Từ đó tôi thấy trẻ luôn có ý thức  tự giác lao động tự phục vụ, biết giúp đỡ cô giáo, ông bà, bố mẹ những công việc vừa sức, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Sau đây là những hình ảnh trẻ lớp 4-5 tuổi B6 trường MN Phúc Hòa tham gia lao động

Giáo viên: Ngô Thị Hằng - Trường MN Phúc Hòa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 22
Hôm qua : 13
Tháng trước : 623